image Trang chủ image
english vietnam
Chuyển giao TBKT, Ý nghĩa vai trò của KHCN trong phát triển nền kinh tế - Xã hội Nông nghiệp & Nông thôn
Theo: Administrator - Cập nhật lúc: 14:12:23 - 28/10/2019

I. TIẾN BỘ KỸ THUẬT VÀ KINH NGHIỆM CHUYỂN GIAO

1. Các tiến bộ kỹ thuật chuyển giao

Trong những năm qua Viện lúa ĐBSCL đã nghiên cứu và chuyển giao được 132 giống lúa mới mang tên OM, năm 2012 Viện đã đề xuất công nhận 36 giống và đang chờ được chuyển giao [Báo cáo công tác giống lúa 2012 – Viện lúa ĐBSCL]. Nhiều quy trình kỹ thuật thâm canh (3 giảm 3 tăng; 1 phải 5 giảm; cánh đồng bốn tốt; phương pháp sạ hàng; kỹ thuật gieo trồng né rầy; quy trình bón phân cân đối…) được chuyển giao và phát huy hiệu quả cao. Những tiến bộ khoa học như: (chế phẩm nấm Ometar; chế phẩm Trichoderma…) nhằm nâng cao năng suất, giảm chi phí giá thành và nâng cao đời sống cho nông dân trong vùng được đưa vào trong sản xuất. Viện lúa ĐBSCL còn thực hiện chuyển giao các TBKT khác ngoài cây lúa như: cải tạo vườn cây ăn trái từ vườn tạp; thực hiện các mô hình chăn nuôi thủy sản kết hợp sản xuất lúa; mô hình xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc; xây dựng mô hình vườn cây thuốc nam; giảm thiểu phác thải nhà kính trong chăn nuôi; chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn miền núi…


2. Hiệu quả của các TBKT chuyển giao                         

Với những TBKT có được từ kết quả nghiên cứu đơn vị đã chuyển giao cho 13 tỉnh ĐBSCL và các vùng miền cả nước. Những TBKT này đều phát huy hiệu quả cao trong quá trình chuyển giao Khoa học công nghệ (KHCN). Phần lớn những giống lúa được chuyển giao đều là những giống có thời gian sinh trưởng ngắn, kháng được sâu bệnh, phẩm chất gạo tốt, thích nghi với đặc điểm sinh thái của vùng và cho năng suất từ 5 đến 8 tấn/ha [Báo cáo công tác giống lúa 2012 – Viện lúa ĐBSCL]. Các TBKT được chuyển giao như: Kỹ thuật 3 giảm 3 tăng giúp nông dân giảm chi phí phân bón 18%; giảm chi phí giống 42%; giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật 31% và giảm công lao động 9% [Trung tâm khuyến nông An Giang]. Cụ thể giảm 80 kg giống/ha, giảm 15-25 kg phân bón/ha, số lần xịt thuốc giảm chỉ còn 3 lần/vụ [Nguyễn Văn Quỳnh – Chi cục BVTV Cần Thơ], tăng năng suất cao hơn 400 kg/ha [Báo cáo tổng kết mô hình tại huyện Ô môn, Cần Thơ], mang lại thu nhập tăng thêm 1,5 triệu đồng/ha [Báo cáo tổng kết mô hình tại huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu), lợi nhuận bình quân đạt 13 đến 15 triệu đồng/ha [Chi cục BVTV-Sở NN&PTNT TP.Cần Thơ]. Quy trình kỹ thuật "cánh đồng 4 tốt" việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới đã tiết kiệm 25% lượng giống sạ, giảm được 37,7% chi phí phân bón, giảm 30% lượng nước tưới, năng suất lúa tăng 21%, giảm giá thành sản phẩm 16-39% dẫn tới lợi nhuận tăng từ 222,6-53,2% so với tập quán canh tác cổ truyền của nông dân [Báo cáo kết quả dự án 2010 – Chu Văn Hách]. Chuyển giao TBKT chế phẩm nấm xanh Ometar giúp nông dân quản lý rầy nâu hại lúa và giảm chi phí trong phòng trừ rầy nâu khoảng 1,75 triệu đồng/ha; giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh khoảng 2,75 triệu đồng/ha, năng suất lúa tăng từ 200-600kg/ha, lợi nhuận thu được tăng 7,2-12,2% so kỹ thuật sản canh tác cổ truyền của nông dân. Chế phẩm nấm xanh chuyển giao cho nông hộ sản xuất khoai lang làm tăng 24,6% lợi nhuận so với kỹ thuật canh tác cũ của nông dân [Báo cáo tổng kết mô hình chuyển giao 2011 – Nguyễn Thị Lộc]. Chuyển giao KHCN đối với chế phẩm Tricodemar xử lý phân hủy rơm rạ như dạng phân hữu cơ cải thiện độ phì của đất. Khi kết hợp với các mức phân hóa học (NPK) cho năng suất cao hơn 14,67% đến 28,71% trong vụ hè thu và từ 26,94% đến 37,02% trong vụ đông xuân [Improvement of soil fertility by rice straw manure – Lưu Hồng Mẫn]


3. Kết quả chuyển giao TBKT

KHCN rất cần được chuyển giao vào trong sản xuất và đời sống. Chính vì thế cho nên Viện lúa ĐBSCL đã nhanh chóng chuyển giao những TBKT mới cho nông dân các tỉnh vùng ĐBSCL bằng nhiều phương pháp như: thực hiện các dự án chuyển giao KHCN; xây dựng mô hình chuyển giao; đào tạo, tập huấn, huấn luyện cho nông dân về những TBKT mới…


Với sự nỗ lực và cải tiến không ngừng, công tác chuyển giao KHCN của đơn vị đã xây dựng mô hình với diện tích hàng trăm ha; đào tạo tập huấn kỹ thuật cho hàng ngàn lượt nông dân tham gia tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp…Dưới đây là một số ví dụ cụ thể đưa ra minh chứng cho kết quả chuyển giao KHCN mà đơn vị đã thực hiện trong thời gian qua đó là: Chuyển giao "kỹ thuật trồng lúa giống và lúa chất lượng cao" cho nông dân các tỉnh bằng các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho nông dân địa phương và cán bộ vùng ĐBSCL (66 lớp) với 2551 lượt người tham dự trong đó có 250 cán bộ khuyến nông. Xây dựng mô hình trình diễn tiến bộ khoa học kỹ thuật với tổng diện tích 2017 ha.


Chuyển giao quy trình sản xuất nhanh chế phẩm nấm xanh Ometar ở quy mô nông hộ tại 8 tỉnh ĐBSCL. Trong đó đã chuyển giao cho 70 nông dân Sóc Trăng, 190 nông dân Trà Vinh; 120 nông dân Cần Thơ; 330 nông dân An Giang; 125 nông dân Kiên Giang; 183 nông dân Đồng Tháp; 186 nông dân Vĩnh Long và 190 nông dân tại tỉnh Tiền Giang. Tất cả những nông dân khi được chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất nấm xanh Ometar đã tự làm ra sản phẩm phục vụ cho sản xuất lúa của gia đình và cung cấp sản phẩm cho những hộ xung quanh cùng sử dụng. Do TBKT mang lại lợi ích, giảm được chi phí và có hiệu quả cao trong sản xuất lúa cho nên đến nay các hộ nông dân trên vẫn duy trì và phát triển đều đặn sản phẩm KHCN đã được chuyển giao.


Chuyển giao quy trình kỹ thuật thâm canh "cánh đồng 4 tốt" cho 300 nông dân ở Gò Quao Kiên Giang, 500 nông dân ở Vĩnh Long và hàng trăm nông dân ở các tỉnh khác.


Chuyển giao KHCN tại huyện Giá Rai, Bạc Liêu cho 400 nông dân tham gia tiếp nhận các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất giống lúa; sản xuất bắp lai luân canh lúa; sản xuất đậu nành luân canh lúa; kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò; kỹ thuật sản xuất trùn quế và sản xuất phân trùn; kỹ thuật nuôi cá bống, sặc rằn có giá trị kinh tế cao.


Thực hiện dự án chuyển giao KHCN phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn miền núi huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang cho 600 nông dân tham gia dự án với các hợp phần như: chuyển giao TBKT sản xuất lúa chất lượng cao với 200 ha mô hình được xây dựng; chuyển giao kỹ thuật xây dựng hầm Biogas cho 10 hộ chăn nuôi với tổng số lượng đàn heo lên đến 150 con, đủ để cho hầm Biogas phát huy hiệu quả.


Chuyển giao KHCN cho nông dân các tỉnh ĐBSCL với việc xây dựng, lắp đặt hàng trăm lò sấy lúa với công suất 35 đến 40 tấn/lò và công suất nhỏ hơn từ 8-15 tấn/lò. Giúp nông dân có điều kiện làm khô, bảo quản chất lượng nông sản sau thu hoạch trong mùa mưa bão.


Phần lớn các TBKT mà Viện lúa ĐBSCL chuyển giao đều được nông dân tại các địa phương phấn khởi tiếp nhận. Sự nhiệt tình học hỏi, mong muốn tìm hiểu và áp dụng KHCN vào sản xuất của nông dân đã làm cho các TBKT được chuyển giao phát huy hiệu quả tối đa. Quan trọng hơn hết là: trong quá trình chuyển giao KHCN đã giúp nông dân nhận thức được lợi ích của KHCN mang lại và đã làm thay đổi tập quán canh tác. Việc áp dụng KHCN đã mang lại thu nhập cao hơn cho nông dân và nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của địa phương. Chính vì thế cho nên khi hoàn thành công tác chuyển giao KHCN thì các TBKT được chuyển giao vẫn được áp dụng trong sản xuất và đời sống của người dân. Không những thế nó còn phát triển và có xu hướng lan rộng tới những người chưa được tham gia trong chương trình chuyển giao KHCN.


II. Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA CHUYỂN GIAO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Qua thời gian chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn cho thấy đây là một chương trình có ý nghĩa hết sức to lớn đối với việc thay đổi đời sống và sản xuất của khu vực nông thôn đặc biệt cho khu vực nông thôn mới. Minh chứng cho sự thay đổi này là ngoài khả năng đảm bảo an ninh lương thực trong nước thì hàng năm cả nước vẫn xuất khẩu từ 6-7 triệu tấn gạo. Nhiều giống lúa có phẩm chất cao được chuyển giao để sản xuất, năng suất đạt 5 đến 8 tấn/ha. Đời sống của nông dân vùng nông thôn ĐBSCL được nâng lên một cách rõ rệt. Thu nhập từ sản xuất đạt mức từ 50 triệu đồng/ha trở lên. Bên cạnh đó còn giúp thay đổi nhận thức của của nông dân trong việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cho các qui trình sản xuất cây trồng vật nuôi, bảo vệ tài nguyên và môi trường.


Chương trình chuyển giao khoa học và công nghệ không những có ý nghĩa to lớn đối với phát triển kinh tế xã hội nông thôn mà còn có vai trò quan trọng trong nghiên cứu, giúp các nhà khoa học đưa các sản phẩm của mình vào sản xuất một cách nhanh chóng. Trong nghiên cứu cây lúa: chương trình KHCN đã thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học vào việc thanh lọc và phục tráng các giống lúa đặc sản, chất lượng cao và xuất khẩu; áp dụng các biện pháp kỹ thuật như sử dụng các công cụ sạ hàng kết hợp đồng bộ biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM để làm giảm chi phí sản xuất lúa, tăng năng suất; nghiên cứu sử dụng vi khuẩn đối kháng để quản lý bệnh đốm vằn trền lúa; hình thành các vùng chuyên canh sản xuất lúa xuất khẩu, lúa đặc sản; thực hiện chương trình lúa an toàn chất lượng đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP; tuyển chọn các giống lúa ngắn ngày ổn định với khả năng chịu phèn và mặn cho năng suất cao (ví dụ như: OM2395; OM2431; OM5490; OM10041; OM7347…). Đối với cây trái: đã nghiên cứu qui trình kỹ thuật chăm sóc-thu hoạch, tuyển chọn-phục tráng các giống cây có chất lượng cao; qui hoạch - cải tạo vườn cây đặc sản; chuyển giao cung cấp cho nông dân cây sạch bệnh, năng suất cao (ví dụ như: Quýt hồng QT12; Bưởi năm roi BNR25; xoài cát Chu CD12..) Trong chăn nuôi: chuyển giao con giống có năng suất, chất lượng cao và thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học. Và thủy sản: đã thực hiện thành công chuyển giao KHCN trong sản xuất tôm càng xanh, cá rô đồng,… Chuyển giao khoa học và công nghệ cũng giúp các nhà khoa học nghiên cứu chuyển giao các chế phẩm cũng như các công nghệ sinh học trong xử lý môi trường như: Sử dụng cỏ Vetiver, hầm Biogas, chế phẩm EM trong xử lý chất thải chăn nuôi, xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản. Sử dụng công nghệ vi sinh xử lý phụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ), rác thải sinh hoạt… Đồng thời sử dụng các chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp để giảm phát thải nguy hại cho môi trường, triển khai chương trình sản xuất sạch hơn, giảm chi phí sản xuất và giảm thiểu chất thải gây ô nhiêm.


III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Viện Lúa ĐBSCL thực hiện công tác chuyển giao TBKT vào sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL cho thấy các chương trình chuyển giao đều mang lại kết quả cao. Đạt yêu cầu mục đích đề ra đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, khuyến khích người dân ứng dụng các TBKT vào sản xuất và đời sống, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân. Bên cạnh đó còn khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo các tiến bộ kỹ thuật mới để nhanh chóng đưa vào sản xuất và đời sống. Các nhà khoa học cũng kịp thời điều chỉnh các TBKT đã có cho phù hợp với điều kiện địa bàn chuyển giao nhằm làm cho sức sống của TBKT lâu dài và mang lại hiệu quả trong sản xuất ngày càng cao hơn.


Mặc dù đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng khích lệ, nhưng chuyển giao KHCN vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển. Để chương trình chuyển giao KHCN ngày càng hiệu quả thì cần phải chủ động và đầu tư hơn nữa cho công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao TBKT. Có như thế thì KHCN mới có sức sống và đóng góp nhiều hơn nữa cho phát triển kinh tế xã hội nông nghiệp, nông thôn.


TS. Đoàn Mạnh Tường

 

bình luận 0 Lượt xem 6095
Tin cũ hơn
TIN TỨC NỔI BẬT
Xem tất cảicon
Thông báo Tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2024 đợt I - 15/03/2024
Mật độ côn trùng và thiên địch ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ ngày 31/8/2023 đến ngày 10/9/2023 - 20/09/2023
Mật độ côn trùng và thiên địch ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ ngày 13/8/2023 đến ngày 30/8/2023 - 19/09/2023
Mật độ côn trùng và thiên địch ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ ngày 2/8/2023 đến ngày 12/8/2023 - 14/08/2023
HỘI THẢO KHOA HỌC BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VỤ HÈ THU 2022 VÀ VỤ ĐÔNG XUÂN 2022-2023 - 14/08/2023
Mật độ côn trùng và thiên địch ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ ngày 11/7/2023 đến ngày 1/8/2023 - 03/08/2023
THÔNG BÁO CÔNG NHẬN KẾT QUẢ THI TUYỂN VIÊN CHỨC NĂM 2023 CỦA VIỆN LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - 26/07/2023
KẾT QUẢ THI PHỎNG VẤN VÒNG 2 KỲ THI TUYỂN VIÊN CHỨC NĂM 2023 CỦA VIỆN LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - 19/07/2023
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VỤ HÈ THU 2022 VÀ ĐÔNG XUÂN 2022-2023 - 14/07/2023
Mật độ côn trùng và thiên địch ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ ngày 1/7/2023 đến ngày 10/7/2023 - 12/07/2023
Mật độ côn trùng và thiên địch ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ ngày 22/6/2023 đến ngày 30/6/2023 - 12/07/2023
Mật độ côn trùng và thiên địch ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ ngày 1/6/2023 đến ngày 21/6/2023 - 29/06/2023
Mật độ côn trùng và thiên địch ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ ngày 15/5/2023 đến ngày 31/5/2023 - 29/06/2023
Mật độ côn trùng và thiên địch ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ ngày 18/1/2023 đến ngày 14/5/2023 - 01/06/2023
KẾT QUẢ THI VÒNG 1 KỲ THI TUYỂN VIÊN CHỨC NĂM 2023 CỦA VIỆN LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - 24/05/2023
Polysaccharide monooxygenases (MoPMO9A)-Mục tiêu mới cho thuốc trừ đạo ôn ở lúa - 15/05/2023
CYCLOARTENYL FERULATE (CAF)-HOẠT CHẤT QUI ĐỊNH LỢI ÍCH SỨC KHỎE CỦA GẠO LỨT - 11/05/2023
VIỆN LÚA ĐBSCL THÔNG BÁO VỀ VIỆC THI TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC NĂM 2023 - 04/05/2023
MỜI THAM DỰ SINH HOẠT HỌC THUẬT TẠI VIỆN 20/4/2023 - 19/04/2023
VIỆN LÚA ĐBSCL CÙNG SYNGENTA VIỆT NAM KÝ KẾT HỢP TÁC TĂNG CƯỜNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG - 19/04/2023
Video

 

 

 

Thành tích của viện
 Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2000
 Huân chương độc lập
        - Hạng I năm 2014
       -  Hạng II năm 2007
        - Hạng III năm 2002
 Huân chương lao động
        - Hạng I năm 1996
        - Hạng II năm 1990
        - Hạng III năm 1986
Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ
        - 10 nhà khoa học được nhận năm 2000
Giải thưởng  Kovalepskaia
        - Tập thể các nhà khoa học nữ thuộc Phòng Di truyền giống (năm 1995)
        - Cá nhận TS. Nguyễn Thị Lộc (năm 2011)
Giải Thưởng Bông Lúa Vàng Viết nam lần thứ nhất năm 2012
        - Giống lúa OM 6976 tác giả Trần Thị Cúc Hòa, Phạm Trung Nghĩa và CTV
        - Giống lúa OM 4900 tác giả Nguyễn Thị Lang,  Bùi Chí Bửu và CTV
- Giải thưởng phụ nữ Việt Nam 2013 cho tập thể nữ CBCNVLĐ - Viện lúa ĐBSCL

Liên kết website
Trang chủ | Giới thiêu Viện Lúa ĐBSCL | Sơ đồ site

Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long
Head Office: Tan Thanh Commune, Thoi Lai District, CanTho City
Tel: (+84) 292 3861954; Fax: (+84) 292 3861457
Copyright © 2011 Cuu Long Delta Rice Research Institute

Tổng lượt truy cập: 8191342
Đang truy cập: 45
Thiết kế web tại Cần Thơ - Miền Tây Net